Cho trẻ mặc tã vải là một xu hướng đối với nhiều bà mẹ hiện đại ngày nay. Nếu bạn cũng nằm trong số những bà mẹ này hiện đại này thì bài viết mẹo giặt tã vải sơ sinh sau đây có thể rất bổ ích cho bạn:
Khi bạn đã quan tâm đến bài viết này, tức là bạn đang sử dụng tã vải cho bé yêu nhà mình hoặc đang phân vân lựa chọn giữa tã vải hay tã giấy. Mặc dù việc sử dụng tã vải cho bé bị 1 số ít bà mẹ chưa ủng hộ và tin dùng vì chưa thấy được sự tiện dùng và tiết kiệm của nó, đặc biệt là về mức độ thuận lợi và tiện nghi, nhưng tã vải Kuties là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe và làn da mỏnh manh của bé. Các mẹ có thể an tâm với sự lựa chọn tã vải của mình ngay lúc này. Tất cả những gì bạn cần là một số mẹo vặt cho việc giặt giũ tã vải sơ sinh, giúp tã vải bền màu và giữ được độ mới sau một thời gian dài sử dụng.
Không ngâm tã vải với nước làm mềm vải
Các chất làm mềm vải có trong nhiều sản phẩm giặt giũ, như trong bột giặt hoặc nước xả vải. Nước làm mềm vải thường tạo chứa dầu và enzyme bao bọc lên các sợi vải và giúp cho sợi vải mềm hơn sau khi phơi khô. Tuy nhiên, quá nhiều các chất làm mềm vải này trên tã của bé sẽ khiến cho khả năng thấm hút của tã vải giảm dần. Điều tất nhiên là các mẹ thường muốn bé nhà mình mặc sản phẩm tã thấm hút tốt nhất. Muốn được như vậy, bạn cần bỏ qua chất làm mềm vải đi nhé.
Xóa sạch mùi hôi của tã vải sơ sinh nhờ baking soda và giấm
Sau khi đọc mẹo thứ nhất, bạn sẽ băn khoăn với câu hỏi “Nếu không dùng nước xả vải thì làm sao đánh bay được mùi hôi amoniac trên tã, nếu chỉ đơn thuần sử dụng xà phòng thông thường “. Các mẹ hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này bằng một phương pháp tự nhiên, đó là sử dụng baking soda kết hợp giấm.
Cách thực hiện như sau:
- Xả tã qua một lần với nước sạch trước khi cho vào máy giặt.
- Cho vào máy giặt cùng với 100 – 150 gam baking soda, 100 ml giấm trắng và một ít nước xả vải thông thường.
- Khi máy giặt được bơm đầy nước tương ứng với khối lượng tã và máy giặt bắt đầu chuyển động, bạn nhấn nút ngừng máy và ngâm tã qua đêm.
Nhấn nút hoạt động của máy giặt và để máy hoạt động như bình thường.
Với cách này, mùi ammoniac bám trên bề mặt tã sẽ được đánh sạch bong.
Tránh dùng máy sấy quần áo để sấy khô tã
Không sấy tã vải bằng máy sấy quần áo, cách tốt nhất là bạn nên phơi khô tã ở nơi râm mát. Bạn có biết rằng dùng máy sấy chính là kẻ thù của tã, đặc biệt là dây thun của tã sẽ bị mất đàn hồi. Đoạn dây thun co giãn giúp bé thoải mái có thể bị giãn và mất độ đàn hồi nếu bạn dùng máy sấy nhiều lần, làm cho chiếc tã vải bị cũ hơn và không dùng được vì tã không còn khả năng giữ các chất thải bên trong mà lại làm trào ra ngoài không còn ôm sát người bé.
Không dùng chất tẩy quần áo để tẩy chất bẩn trên tã
Sau một thời gian dài sử dụng, mặt trong của tã có thể bị xỉn màu hoặc ố vàng. Một số mẹ cho rằng sử dụng chất tẩy quần áo như Javen có thể làm cho tã lấy lại màu sắc tươi sáng và trông mới hơn, đồng thời loại bỏ các vi khuẩn còn bám trên tã vải. Thực tế là các mẹ không cần dùng đến chất tẩy vải gì cả, vì ánh sáng mặt trời có thể là “chất tẩy tự nhiên tốt nhất”, ánh sáng mặt trời diệt khuẩn rất tốt, giúp cho tã cũng như quần áo của bé được sạch khuẩn. Bạn không cần phải dùng thêm chất tẩy rửa chi tốn kém.
Cách tốt nhất để giữ cho tã vải không bị xỉn màu hoặc đổ màu, bạn nên giặt tã vải trong vòng 18 – 24 tiếng sau khi thay tã. Để tã vải bẩn càng lâu thì tã vải càng nhanh bị cũ và ammoniac thấm lâu càng khiến tã vải bị ăn mòn và mất độ bền.
Đọc kỹ hướng dẫn giặt tã vải
Mỗi số loại tã vải sơ sinh đều có một phần hướng dẫn giặt ủi trên bao bì sản phẩm. Mỗi thương hiệu tã vải sẽ có cách hướng dẫn giặt và bảo quản sản phẩm riêng, nên cách tốt nhất để giữ cho tã vải lâu bền qua nhiều lần sử dụng, bạn nên thực hiện như hướng dẫn sử dụng nhé.